Hương vị đặc trưng Lẩu mắm miền Tây gây thương nhớ cho rất nhiều thực khách

Thứ bảy - 04/01/2025 23:18
Hương vị đặc trưng Lẩu mắm miền Tây gây thương nhớ cho rất nhiều thực khách Lẩu mắm miền Tây nổi bật với hương vị đặc trưng, đậm đà của mắm và các nguyên liệu phong phú, đa dạng. Đây là món ăn khiến nhiều thực khách không thể quên khi đã một lần thưởng thức tại miền sông nước.
Hương vị đặc trưng Lẩu mắm miền Tây gây thương nhớ cho rất nhiều thực khách  (2)
Hương vị đặc trưng Lẩu mắm miền Tây gây thương nhớ cho rất nhiều thực khách (2)

Hương vị đặc trưng Lẩu mắm miền Tây gây thương nhớ cho rất nhiều thực khách  Lẩu mắm miền Tây nổi bật với hương vị đặc trưng, đậm đà của mắm và các nguyên liệu phong phú, đa dạng. Đây là món ăn khiến nhiều thực khách không thể quên khi đã một lần thưởng thức tại miền sông nước. Áo cưới Tuy Hoà Phú Yên

Cách nấu lẩu mắm miền Tây

Nguyên liệu để nấu lẩu mắm khá đa dạng, nhưng yếu tố quyết định hương vị chính là mắm. Sự kết hợp hoàn hảo giữa mắm và các loại cá, thịt, rau của miền Tây Nam Bộ mang đến một hương vị đặc biệt khó quên.Hương vị đặc trưng Lẩu mắm miền Tây gây thương nhớ cho rất nhiều thực khách (2)

Lẩu mắm là món ăn quen thuộc của người dân miền Nam, được rất nhiều thực khách yêu thích.
Hương vị đặc trưng Lẩu mắm miền Tây gây thương nhớ cho rất nhiều thực khách 

Nguyên liệu nấu lẩu mắm

  • 100g mắm cá sặc, 100g mắm cá linh; 500g xương ống heo; 300-400g cá ba sa (hoặc cá điêu hồng, cá bông lau, cá dứa, cá kèo… đều rất ngon).
  • 300-400g tôm, mực (tùy theo số lượng người ăn, có thể chuẩn bị ít hoặc nhiều hơn); 300g thịt heo quay; 1/2 trái thơm; 2 trái cà tím; 2 trái cà chua.
  • Các loại rau như rau muống, bông bí, rau đắng, bông súng, lục bình tây, rau nhút, bông điên điển, đậu bắp, bông chuối bào…
  • Có thể thêm chả cá thác lác, chả cá cà khổ qua, hay ớt sừng để tạo thêm hương vị cho món ăn.

Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị bún tươi, nước dừa tươi và các gia vị như hành tím, tỏi, sả…

Lưu ý, lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, đặc biệt là cá, tôm, mực và rau sạch sẽ giúp lẩu mắm ngon hơn.
 

Sơ chế nguyên liệuHương vị đặc trưng Lẩu mắm miền Tây gây thương nhớ cho rất nhiều thực khách

Việc chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế cho món lẩu mắm miền Tây khá tỉ mỉ và mất thời gian, vì vậy tốt nhất là bạn nên chuẩn bị cùng một người để tiết kiệm thời gian.

Khi nguyên liệu đã mua về, bạn tiến hành sơ chế thật kỹ. Bắt đầu từ xương ống heo, trụng qua nước sôi rồi rửa sạch với nước muối để xương không còn mùi hôi.

Thịt ba rọi heo rửa sạch với nước muối, sau đó cắt thành lát mỏng. Cá ba sa hoặc cá điêu hồng cũng rửa sạch, dùng nước muối rửa sạch nhớt rồi cắt thành những khứa vừa ăn và để ráo nước.

Mực rửa sạch rồi cắt thành các khúc dài khoảng 2 - 3cm. Tôm bỏ râu, rửa sạch, bóc vỏ hoặc để nguyên tùy theo sở thích.

Cà tím rửa sạch, chẻ đôi rồi cắt xéo thành từng miếng dày 1 - 2cm. Thơm, cà chua cũng rửa sạch, cà chua cắt múi cau, còn thơm thì cắt thành những miếng mỏng.

Các loại rau như rau muống, bông bí, bông súng… rửa sạch và sơ chế tùy loại, cắt thành khúc vừa ăn. Sả rửa sạch, phần gốc băm nhỏ, phần lá cắt thành khúc.

Hành, tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Ớt sừng cắt thành từng miếng mỏng.

Nấu lẩu mắm

Đầu tiên, cho nồi lên bếp, đổ vào nửa lít nước lọc và 1 trái dừa tươi. Thêm vào mắm cá linh và mắm cá sặc. Đun sôi và khuấy cho mắm tan ra rồi lọc qua rây, bỏ phần xương. Việc kết hợp mắm cá linh và mắm cá sặc giúp dung hòa độ mặn và ngọt, mang đến hương vị đậm đà cho nồi lẩu.

Thêm xương ống heo vào nồi và hầm khoảng 45 phút để lấy nước ngọt. Bạn nhớ cho thêm củ hành tím đập dập để nước dùng thêm thơm, hầm với lửa nhỏ và hớt bọt để nước trong.Hương vị đặc trưng Lẩu mắm miền Tây gây thương nhớ cho rất nhiều thực khách (1)

Bắc chảo lên bếp, phi thơm 1/2 phần tỏi, sả và ớt băm, rồi cho thịt ba chỉ vào xào cho thịt săn lại. Nêm nửa muỗng hạt nêm và 1 muỗng nước mắm cho đậm đà. Múc thịt ra dĩa để riêng.
Hương vị đặc trưng Lẩu mắm miền Tây gây thương nhớ cho rất nhiều thực khách 

Tiếp theo, phi thơm phần tỏi, sả, ớt còn lại rồi cho cà tím vào xào với chút hạt nêm, sau đó múc ra đĩa để riêng.

Khi nước xương heo và cốt mắm đã sôi, bạn cho cá tươi vào và đun sôi thêm 5 phút cho cá chín. Sau đó, cho thịt ba rọi và cà tím vào nồi, nấu sôi thêm để các nguyên liệu thấm vị.

Lẩu mắm miền Tây thường được ăn kèm với bún tươi, không hợp với các loại mì gói.

Khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, bày nguyên liệu ra mâm, chuẩn bị nồi lẩu và múc nước lẩu vào. Khi nước lẩu sôi, bạn nhúng rau, tôm, mực và các loại nguyên liệu khác vào nồi. Nước chấm dùng nước mắm nguyên chất với ớt tươi cay nồng.
Hương vị đặc trưng Lẩu mắm miền Tây gây thương nhớ cho rất nhiều thực khách 

Lẩu mắm miền Tây phải có mùi thơm đặc trưng từ mắm cá, tỏi sả phi và mâm rau xanh. Bạn có thể tùy chọn các loại rau, nhưng lẩu mắm miền Tây không thể thiếu rau đắng, bồn bồn để giữ đúng vị của món ăn.

Nguồn tin: vtcnews .vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bình luận của bạn về bài viết này
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây