Đỉnh Everest Nepal Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới

Chủ nhật - 29/12/2024 09:15
Đỉnh Everest Nepal Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới Đỉnh Everest và lịch sử đầy chết chóc của nóc nhà thế giới
Đỉnh Everest Nepal Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới (1)
Đỉnh Everest Nepal Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới (1)

Đỉnh Everest Nepal Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới Đỉnh Everest và lịch sử đầy chết chóc của nóc nhà thế giới

Nằm trong khối núi Mahalangur Himal thuộc dãy Himalaya, biên giới giữa Tây Tạng và Nepal, đỉnh Everest với chiều cao 8.849 mét trên mực nước biển là đỉnh núi cao nhất trên thế giới.

Những người đầu tiên chinh phục Everest

Tenzing Norgay và Edmund Hillary, vào ngày 30 tháng 5 năm 1953, đã nghỉ ngơi tại Western Cwm, một thung lũng băng giá dưới chân đỉnh Everest. Họ chính là những nhà thám hiểm đầu tiên chính thức chinh phục đỉnh Everest vào ngày 29 tháng 5 năm 1953 (Ảnh: Getty Image). Áo cưới Tuy Hoà Phú Yên

Núi Everest có hai tuyến đường leo chính: từ phía Đông Nam qua Nepal và từ phía Bắc qua Tây Tạng. Mặc dù đường phía Bắc ngắn hơn, nhưng ngày nay, đa số nhà leo núi đều chọn con đường phía Đông Nam vì dễ đi hơn.
Đỉnh Everest Nepal Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới

Những cuộc thám hiểm đầu tiênĐỉnh Everest Nepal Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới (1)

Vào năm 1921, trong một cuộc thám hiểm do Anh dẫn đầu, nhà leo núi George Mallory đã lập bản đồ đường leo Everest từ phía Bắc. Năm 1922, ông cùng với các đồng đội Geofrey Bruce, Charles Granville Bruce và nhà hóa học người Áo George Finch đã thử leo đỉnh Everest lần đầu tiên, sử dụng oxy, nhưng không thành công do một trận lở tuyết.

Vào tháng 6 năm 1924, Mallory và nhà leo núi Andrew Irvine tiếp tục nỗ lực leo Everest, nhưng cả hai đã không trở về. Xác của Mallory sau đó được phát hiện vào năm 1999 trong một chuyến thám hiểm. Băng tuyết ở khu vực này tiếp tục tan do biến đổi khí hậu, và trong những năm gần đây, xác của nhiều nhà leo núi cũng đã được phát hiện.

Sự thay đổi trong các tuyến đường leo

Từ những năm 1920 và 1930, một số nhà thám hiểm đã cố gắng chinh phục đỉnh Everest từ phía Tây Tạng, nhưng con đường này đã bị cấm sau khi Tây Tạng sáp nhập vào Trung Quốc vào năm 1951. Do đó, nhà thám hiểm người Anh Bill Tilman và ba người Mỹ Charles Houston, Oscar Houston và Betsy Cowles đã quyết định tiếp cận Everest từ Nepal, theo tuyến đường được phát triển dần dần thành con đường chính để lên đỉnh núi phía Nam.

Các thành tựu trong những thập kỷ tiếp theo

Năm 1952, đoàn thám hiểm Thụy Điển, do Edouard Wyss-Dunant dẫn đầu, đã leo lên độ cao 8.595 mét trên đường phía Đông Nam, thiết lập một kỷ lục mới. Tenzing Norgay, một thành viên của đoàn, cũng là một Sherpa người Nepal, đã tham gia vào một đoàn thám hiểm khác của Anh vào năm sau đó.
 

Năm 1953, đoàn thám hiểm Anh chinh phục Everest

Vào năm 1953, đoàn thám hiểm Anh do John Hunt dẫn đầu quay trở lại Nepal với mục tiêu chinh phục đỉnh Everest. Ông đã chọn ra 4 nhà leo núi, chia thành 2 cặp để tiếp cận đỉnh. Cặp đầu tiên, gồm Tom Bourdillon và Charles Evans, đã leo lên gần đỉnh nhưng phải quay lại khi chỉ còn cách đỉnh 91 mét do vấn đề oxy. Hai ngày sau, cặp thứ hai, Edmund Hillary người New Zealand và Tenzing Norgay, đã thành công trong việc leo lên đỉnh. Họ chụp một vài bức ảnh, để lại một ít kẹo bánh và một cây thập tự trên đỉnh.

Cập nhật tình hình leo núi ngày nay

Ngày nay, việc leo núi Everest đã trở nên dễ dàng hơn. Một nghiên cứu vào năm 2022 chỉ ra rằng các sông băng ở Everest đang tan chảy nhanh chóng do biến đổi khí hậu, dẫn đến các vụ tuyết lở thường xuyên hơn. Sông băng South Col, được coi là cao nhất thế giới, đã mất đi 55 mét trong vòng 25 năm qua. Tuy nhiên, sự ấm lên của nhiệt độ và sự tan chảy của băng lại khiến việc leo lên đỉnh Everest trở nên dễ dàng hơn.

Công nghệ hiện đại cũng giúp các chuyến leo núi trở nên an toàn hơn. Các nhà leo núi hiện nay có thể dễ dàng bổ sung oxy trong suốt hành trình, và nếu gặp nguy hiểm, họ có thể được trực thăng cứu hộ đưa xuống núi.Đỉnh Everest Nepal Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới (1)

Lịch sử đo đỉnh Everest

Theo Khoa Địa chất học của Trường Đại học Montana, Mỹ, đỉnh Everest lần đầu tiên được xác định vào năm 1856 trong một cuộc khảo sát toàn diện vùng Ấn Độ thuộc Anh. Khi đó, ngọn núi này được gọi là Đỉnh XV và được ước tính cao 8.840 mét. Tuy nhiên, cuộc khảo sát không hoàn toàn thành công do Nepal không cho phép các nhà khảo sát vào đất nước.

Độ cao hiện tại của Everest, được công nhận sau cuộc khảo sát chung giữa Nepal và Trung Quốc vào tháng 11 năm 2021, là 8.849 mét. Mặc dù vậy, độ cao của Everest có thể thay đổi do sự hoạt động của mảng kiến tạo và mực nước biển dâng.
Đỉnh Everest Nepal Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới

Tên gọi và sự hấp dẫn của Everest

Vào năm 1865, tướng Andrew Waugh, khi đó là giám đốc khảo sát Ấn Độ, đề xuất đặt tên ngọn núi theo tên người tiền nhiệm của mình, George Everest. Trong khi đó, người Tây Tạng vẫn gọi ngọn núi này là Chomolungma, có nghĩa là "Bà Chúa Xứ", nhưng Waugh không biết về tên gọi này do Nepal và Tây Tạng đóng cửa, không cho phép người ngoài vào.

Everest luôn thu hút những nhà leo núi lão luyện và cả những người nghiệp dư từ khắp nơi trên thế giới. Họ thường tin tưởng vào những người Sherpa, nhóm dân tộc thiểu số Tây Tạng, làm người dẫn đường. Các Sherpa nổi tiếng với kiến thức về dãy Himalaya và kỹ năng leo núi xuất sắc. Leo từ trại nền lên đỉnh Everest, với độ cao trên 3.350 mét và không khí loãng, không phải là điều dễ dàng. Các yếu tố như say độ cao, thời tiết khắc nghiệt, gió mạnh và trong một số trường hợp, rối loạn tâm lý do độ cao, là những thử thách lớn cho những ai muốn chinh phục đỉnh núi này.

Nhà leo núi kỳ cựu Alan Arnette mô tả rằng "leo Everest giống như việc nín thở leo lên một bậc thang, không phải là bậc thang bình thường, mà là bậc thang trong tòa nhà Empire State."

Hơn 6.000 người đã chạm được đỉnh Everest, nhưng hơn 300 người đã mất mạng trong nỗ lực leo lên đó. Trong số những người thành công, 80% đã thực hiện chuyến leo núi từ năm 2000 đến nay.Đỉnh Everest Nepal Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới (1)
Đỉnh Everest Nepal Đây là đỉnh núi cao nhất trên thế giới

Các cột mốc quan trọng trong lịch sử chinh phục đỉnh Everest

  • Năm 1895: Tướng Andrew Waugh của Anh tại Ấn Độ đã đề xuất đặt tên đỉnh núi cao nhất của dãy Himalaya theo tên người tiền nhiệm của mình, ngài George Everest.

  • Năm 1921: Nhà thám hiểm người Anh George Mallory lập bản đồ đường leo núi theo sườn phía Bắc của Everest.

  • Ngày 29/5/1953: Tenzing Norgay và Edmund Hillary trở thành những nhà thám hiểm đầu tiên chính thức chinh phục đỉnh Everest.

  • Ngày 20/5/1965: Thổ dân Nawang Gombu trở thành người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest hai lần.

  • Ngày 16/5/1975: Junko Tabei, một phụ nữ người Nhật Bản, là người phụ nữ đầu tiên chinh phục đỉnh Everest.

  • Ngày 3/5/1980: Nhà leo núi người Nhật Yasuo Kato trở thành người đầu tiên không phải thổ dân Sherpa chinh phục Everest hai lần. Lần đầu ông leo lên đỉnh vào năm 1973. Ông qua đời vào năm 1983 trong khi đang cố leo lần thứ ba.

  • Ngày 20/8/1980: Reinhold Messner, người Italia, trở thành người đầu tiên leo một mình lên đỉnh Everest.

  • Mùa leo núi 1996: 16 người đã thiệt mạng khi leo Everest, đây là số người chết nhiều nhất trong một mùa leo núi tính đến thời điểm đó. Đặc biệt, ngày 10/5/1996, 8 người đã chết do một cơn bão trên núi.

  • Ngày 22/5/2010: Thổ dân Apa chinh phục đỉnh Everest lần thứ 20. Lần đầu tiên ông leo lên đỉnh núi này vào ngày 10/5/1990.

  • Ngày 23/5/2013: Ở tuổi 80, nhà leo núi người Nhật Minura Yuichiro trở thành người cao tuổi nhất chinh phục đỉnh Everest.

 

Nguồn tin: dantri.com .vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bình luận của bạn về bài viết này
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây