Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông- Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên

Thứ tư - 18/09/2024 23:00
Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông- Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên. TX Sông Cầu có 26 lăng thờ cá voi, trong đó lăng Hòa Lợi ở xã Xuân Cảnh là di tích thờ cá Ông điển hình ở Phú Yên.
Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông  Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên (2)
Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên (2)
Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông- Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên.

Thị xã Sông Cầu có 26 lăng thờ cá voi, trong đó lăng Hòa Lợi ở xã Xuân Cảnh là một trong những di tích thờ cá Ông tiêu biểu tại Phú Yên. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều ngọc cốt có giá trị về lịch sử và văn hóa.

Lưu giữ nhiều ngọc cốt quý

Lăng Hòa Lợi nằm tại thôn Hòa Lợi, xã Xuân Cảnh, có mặt tiền hướng về phía Nam, nhìn ra đầm Cù Mông. Kiến trúc của lăng gồm các bộ phận chính như: cổng, thành bao, bình phong, trụ biểu, nhà võ ca, tiền đường, chính điện, và mộ cá Ông. Phần lớn kiến trúc được xây dựng bằng đá vôi và hợp chất vôi cát pha phụ liệu, tạo nên độ bền cao.
Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông- Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên.

Ông Nguyễn Hữu An, Giám đốc Bảo tàng tỉnh, chia sẻ về lịch sử xây dựng lăng Hòa Lợi: Hiện chưa có tài liệu cụ thể xác định thời điểm xây dựng lăng, nhưng chắc chắn lăng đã tồn tại trước năm 1852, khi vua Tự Đức ban sắc phong thần cho đối tượng thờ cúng ở đây. Theo lời các cụ cao niên như Phạm Bình Hòa và Dương Hữu Thành, lăng có thể đã được xây vào cuối thế kỷ XVIII hoặc đầu thế kỷ XIX, gắn liền với câu chuyện về một cá Ông lụy vào bờ đầm Cù Mông, trước làng Hòa Lợi.
 

Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên (2)
Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông- Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên.

Do xác cá Ông rất lớn và dân làng lúc đó còn ít, người dân đã dùng cây cối chắn sóng để xác Ông tự phân hủy trước khi đưa phần di cốt về chôn cất. Tương truyền, mỗi đốt xương cá Ông phải cần đến 8 người khiêng. Vị trí cá Ông lụy nay còn được gọi là Cồn Ông, và nơi chôn ngọc cốt Ông chính là lăng Hòa Lợi ngày nay. Giữa thế kỷ XIX, nhờ sự đóng góp của thương lái và dân làng, lăng Ông Hòa Lợi đã được xây dựng bề thế, trở thành lăng lớn nhất vùng.

Hiện tại, lăng Hòa Lợi đang lưu giữ 28 bộ ngọc cốt cá Ông, bao gồm 1 bộ ngọc cốt của Ông Tổ (Ông lụy đầu tiên) chôn sau chính điện và 3 bộ ngọc cốt khác đang được mai táng chưa lấy cốt. Chụp Ảnh Cưới Tuy Hoà Phú Yên

Sắc phong của vua Tự Đức năm thứ 5 (1852) phong thần Nam Hải vẫn được lưu giữ tại đây như một minh chứng cho giá trị lịch sử và văn hóa của lăng Hòa Lợi.
Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông- Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên.

Phát huy giá trị di tích lăng Hòa Lợi để phát triển du lịch

Lăng Hòa Lợi tọa lạc giữa khu dân cư sầm uất, ngay trước lăng là bến nước neo đậu tàu thuyền, còn bãi biển là nơi tập trung các ngư cụ của nghề biển. Nhìn từ đầm Cù Mông, lăng Hòa Lợi ẩn hiện dưới những hàng dừa xanh mát và bóng cổ thụ, tạo nên một cảnh quan hài hòa giữa thiên nhiên và kiến trúc di tích. Với những giá trị văn hóa độc đáo, lễ hội truyền thống và các hoạt động ngư nghiệp của người dân địa phương, lăng Hòa Lợi có tiềm năng lớn để phát triển du lịch gắn liền với văn hóa biển, thể hiện từ kiến trúc nhà ở, các thiết chế văn hóa, đến các nghề truyền thống như đóng thuyền, đan lưới, đánh bắt và chế biến thủy sản.

Tâm điểm thu hút du khách chính là lễ hội cầu ngư, một hoạt động văn hóa cộng đồng quan trọng diễn ra tại lăng Hòa Lợi hàng năm vào đầu tháng 3 âm lịch. Hai ngày chính lễ diễn ra vào mùng 2 và mùng 3, tiếp theo là phần hội với các trò diễn dân gian và hát tuồng thứ lễ. Lễ hội có thể kéo dài từ 1-3 ngày, tùy thuộc vào điều kiện của ngư dân mỗi năm. Lễ hội cầu ngư tại Hòa Lợi là một nét đẹp văn hóa đặc sắc, phản ánh thuần phong mỹ tục và tinh thần gắn kết cộng đồng của người dân địa phương, đồng thời cũng là dịp để duy trì và phát huy các loại hình diễn xướng dân gian, nghệ thuật sân khấu truyền thống trong đời sống hiện đại.
 

Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên (1)
Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông- Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên.

Hòa Lợi là một làng biển nằm dọc bờ đầm Cù Mông, dân cư phân bố về phía mũi của bán đảo Vĩnh Cửu, với lưng tựa núi, mặt hướng ra đầm. Nhà cửa được xây dựng sát mép nước, phía sau làng là những đồi núi và động cát bao bọc. Phía trước là đảo Hòn Nần (Bình Đảo) nằm trong cửa đầm Cù Mông. Trong lịch sử, khu vực này từng là nơi giao tranh giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn, với các pháo đài và đại bác canh giữ. Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho lập miếu Công Thần trên Hòn Nần để thờ các tướng sĩ trận vong, và ngày nay vẫn còn dấu tích ngôi miếu. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã thu hút dân cư sớm đến sinh sống và hình thành làng từ thời kỳ đầu khai phá Phú Yên. Áo Cưới Tuy Hoà Phú Yên     
Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông- Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên.

Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên (1)
Lăng Hòa Lợi – Di tích thờ cá Ông- Chụp ảnh cưới Tuy Hoà Phú Yên.

Mặc dù Hòa Lợi có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và xã hội nhân văn, nhưng việc khai thác giá trị di tích để phát triển du lịch vẫn còn hạn chế. Thuê xe máy Tuy Hoà Phú Yên           Để lăng Hòa Lợi trở thành điểm đến hấp dẫn cho người dân và du khách trên hành trình du lịch xuyên Việt qua Phú Yên, cần có sự quan tâm của chính quyền địa phương và các ngành chức năng trong việc đầu tư hạ tầng giao thông, đánh giá tiềm năng di tích trong mối liên hệ với các di tích lịch sử, văn hóa, và cảnh quan khu vực đầm Cù Mông, từ đó có những giải pháp phù hợp để phát triển du lịch, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội.

Nguồn tin: phuyentourism.gov. vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bình luận của bạn về bài viết này
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây